Răng ê buốt, xỉn màu… là những biểu hiện của một hàm răng yếu. Và một số thói quen hằng ngày đã làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của “một góc con người”.

Răng yếu do đâu?



1. Chà răng quá mạnh   Bạn đừng nghĩ rằng việc chải răng thật mạnh sẽ làm răng sạch hơn. Lớp men răng bên ngoài lâu ngày sẽ bị mài mòn và mất đi độ bóng đẹp vốn có. Ngoài ra, việc chải răng quá mạnh có thể gây tổn thương lợi, khiến lợi bị chảy máu, lâu ngày có thể dẫn tới viêm lợi.  

Vì vậy, để bảo vệ men răng và làm răng luôn chắc khỏe, hãy chọn những loại bàn chải có lông mềm và dai để chải răng sạch hơn mà không gây hại cho men răng và lợi. Việc dùng chỉ nha khoa và các loại nước súc miệng giúp răng sạch hơn cũng là cách giúp bảo vệ răng miệng.

2. Ăn nhiều đồ cứng

Việc ăn nhiều thực phẩm dạng cứng không những gây hại cho hệ tiêu hóa mà còn là nguyên nhân chính làm răng bạn yếu đi. 

Phía trên mặt răng có chứa vô số những rãnh cực nhỏ. Dưới sức ép của lực nhai, các thực phẩm cứng sẽ làm giãn nở các rãnh nhỏ đó, khiến chức năng nghiền thức ăn của răng giảm, thậm chí có thể dẫn tới gãy răng.

Những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa là sự lựa chọn lý tưởng trong việc bảo sức khỏe răng miệng.

3. Chỉ nhai 1 bên   Nhiều người có thói quen chỉ nhai 1 bên hàm. Điều này có thể dẫn tới sự phát triển lệch lạc của 2 bên quai nhàm, từ đó làm ảnh hưởng tới chức năng của răng.

Hoạt động nhai thức ăn hàng ngày cũng là một bài tập thể dục giúp răng trở nên chắc hơn. Việc chỉ nhai 1 bên sẽ dễ làm bên răng còn lại trở nên yếu hơn.

4. Biến răng thành dụng cụ “đa năng”

Từ việc nhai thức ăn, tước mía, mở nút chai, cắn chỉ… tất tần tật các việc đều nhờ vào sự giúp đỡ của hàm răng thì việc răng yếu đi theo thời gian là điều khó tránh khỏi. Răng không phải là dụng cụ đa năng để giúp bạn làm tất cả các việc “không chuyên” đó. Vì thế đừng làm dụng để biến hàm răng thành con dao, cái kéo hay những vật dụng khác.

5. Dùng nhiều thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh, nhất là loại thuốc chứa nhiều thành phần Tetracyclin thường gây hại và làm hỏng men răng. Vì vậy,chỉ nên dùng thuốc kháng sinh khi thật sự cần thiết và cần có chỉ định của bác sỹ để không ảnh hưởng tới sức khỏe của hàm răng.

6. Dùng nhiều đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Nước đá mùa hè hay các món lẩu nóng hổi cho mùa đông lạnh giá lại là kẻ thù của hàm răng. Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm răng ê buốt, khó chịu. Thường xuyên ăn đồ ăn nóng còn làm phá hủy lớp men răng, khiến hàm răng bị ngả và xỉn màu.

Thu Lan (Dân Trí)


Về Menu

Răng yếu do đâu?

Vì sao không nên ăn nhiều muối Thịt đỏ Ăn gì để có tinh thần tốt diễu hành xe đạp hướng về ngày phật chua vien thong bon phap hanh tao niem vui hanh phuc Hấp thụ protein một cách hiệu quả Thông điệp không sợ hãi trong việc xây Hoa cúc và mứt gừng tiểu sử hòa thượng thích bửu phước japan điểm đến mùa thu lãng mạn Tháng Bảy mùa chay Những cung bậc và Những món ăn trong hội chùa của Bắc tình thương và sự chuyển hóa ç an cư Chùa Quan Âm Kon Tum nhãƒæ nu dien vien tre xuat gia gieo duyen mot thang tai hãy khóc đi nếu em thấy tuyệt vọng phuoc duc khac cong duc nhu the nao dÑi à tÃ Æ di no luc thuc tap phap phat Trẻ mắc chứng hoảng sợ khi ngủ dễ Luyện thở giảm stress Gene và môi trường tác động lớn đến chÙa khánh Húy kỵ chư tôn đức tiền bối bức tượng phật cổ nhất việt nam thien vien tren bien 5 cách làm trắng răng tự nhiên phật giáo đối phó với sân hận và cảm xúc Thực hành tụng niệmtrong Phật giáo nhung vet thuong co the lanh Lịch sử là bài học vô giá là động Để lòng nhẹ nhàng bình an Học uong quat ma Về quê Buffet chay gây quỹ ủng hộ đồng bào sát sanh và những hậu quả từ góc nhìn suy ngẫm về việc phước tự tâm muon than tam duoc yen tinh hay quay ve voi hoi Bánh bèo gạo lứt chuyen gi roi cung qua Kiểm soát ăn quá mức bằng liệu cocaine phá hủy tim